image banner
TIN MỚI
image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

 

 image advertisement
 

image advertisement

image advertisement
image advertisement

 

 

   

Hội Nông dân phường Hải Thành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phân loại và xử lý rác thải tại nguồn

Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói về công tác dân vận như sau: “Dân vận là hoạt động thông qua hành động, lời nói, chữ viết để vận động tất cả các lực lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào”. Từ việc vận động đó để đóng góp sức dân thành lực lượng nhân dân và từ lực lượng nhân dân thành lực lượng toàn dân, để cùng nhau tiếp sức, thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao. Từ những giải thích trên của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu dân vận là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm được giao nhiệm vụ đi sâu, đi sát vào đời sống của người dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng những vấn đề đang xảy ra hoằng ngày trong cuộc sông từ đó bằng các biện pháp tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ đó giúp người dân tự nguyện thực hiện các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, vận động nhân dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, Người khẳng định: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Người cũng xác định “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân... đều phải phụ trách dân vận”. Như vậy, dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta, là điều kiện đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị mà trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội có vị trí rất quan trọng.  

Được sự quan tâm sâu sắc của Cấp uỷ, chính quyền, các cấp hội, những năm qua, phong trào thi đua "Dân vận khéo" luôn được Hội Nông dân phường Hải Thành triển khai với nhiều hình thức, nội dung, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân và phát huy hiệu quả thiết thực...

Hội nghị triển khai và tập huấn mô hình ”Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn”

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, môi trường nước ta đang tiếp tục chịu sức ép lớn từ nguồn chất thải rắn sinh hoạt. Ước tính khoảng trên 60.000 tấn thải ra mỗi ngày. Một số địa phương đã xuất hiện các điểm “nóng” về môi trường và rõ hơn ở các khu đô thị lớn với nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Phân loại rác thải tại nguồn là một trong những hành động cơ bản nhất, đơn giản nhất để bước đầu giải bài toán bảo vệ môi trường. Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, rác thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải. Phân loại chất thải tại nguồn là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường... Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường. 

 

      Hội viên tham gia mô hình ”Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn”

Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt bỏ. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra. Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được. 

Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.

Hội viên Hội Nông dân cùng chính quyền tổ dân phố tích cực dọn vệ sinh đường phố 

Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng… Xuất phát từ tình hình trên, Hội Nông dân phường Hải Thành đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên nông dân và nhân dân trong phường; chung tay bảo vệ môi trường, phát động phong trào xây dựng tuyến đường nông dân tự quản. Xây dựng mô hình “Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn” tại tổ dân phố số 1, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. Mô hình được thành lập với mục đích:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình cán bộ, hội viên và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường trong việc phân loại rác thải tại nguồn; từng bước thay đổi hành vi, thói quen đưa rác thải sinh hoạt ra khỏi nơi ở, góp phần  xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Việc phân loại rác thải sinh hoạt đầu nguồn, áp dụng khoa học công nghệ, tận dụng, xử lý rác thải tạo thành phân vi sinh phục vụ sản xuất giúp tái sử dụng và giảm thiểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến nơi xử lý tập trung. 

- Phân loại rác thải là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tách rác thải từng loại khác nhau. Nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần giảm lượng rác thải cần xử lý, tăng lượng rác thải có thể tái chế.

- Việc phân loại rác tại hộ gia đình: Mỗi hộ gia đình cần trang bị ít nhất 02 thùng rác ký hiệu riêng biệt nhằm tránh bỏ nhầm:

+ Thùng rác hữu cơ để chứa rác dễ phân hủy (thùng có màu xanh, phía ngoài vỏ thùng dán chữ hoặc kí hiệu rác hữu cơ).

+ Thùng rác vô cơ để chứa rác khó phân hủy (thùng có màu vàng, phía ngoài vỏ thùng dán chữ hoặc kí hiệu rác vô cơ).

- Đối với rác có thể tái chế, tái sử dụng: Thu gom vào bao tải, túi đựng riêng để tận dụng dùng lại hoặc cho người cần sử dụng hoặc bán phế liệu

Hội đã vận động các hộ có vườn trồng rau tận dụng rác hữu cơ áp dụng phương pháp ủ vi sinh làm phân bón; nhân dân tự xử lý tại nhà theo sự hướng dẫn của Hợp tác xã Môi trường và dịch vụ thương mại Thành Vinh. 

 Hội đã tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đào hố xử lý rác hữu cơ. Phong trào được triển khai cả bề rộng về chiều sâu và bằng nhiều hình thức và  kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ngành đoàn thể, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác vận động. Vì vậy kết quả đạt được, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng và thu hút được trên 90 % hộ gia đình thực hiện phân loại rác góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp”, trong xây dựng gia đình việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong các đô thị trên địa bàn phường là hết sức cần thiết. Trong đó, cần tập trung vào việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân gắn với triển khai tốt các phong trào như: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; "Người tốt, việc tốt"; duy trì nền nếp công tác vệ sinh tại các tuyến đường, tuyến phố; xây dựng các mô hình tuyến phố tự quản "sáng - xanh - sạch - đẹp"; xây dựng các tuyến đường đạt chuẩn văn minh đô thị; phát huy vai trò giám sát cộng đồng của địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và của địa phương; phổ biến tuyên truyền nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong thực hiện trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn phường. Đồng thời, thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng; tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn truyền thống phù hợp với đời sống hiện đại… Tất cả các mô hình, điển hình "Dân vận khéo" phải hướng đến mục tiêu nếp sống văn minh đô thị thực sự "tỏa rộng, thấm sâu" trong cộng đồng văn hóa với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Do đó, việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đô thị văn minh nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong các đô thị trên địa bàn phường là hết sức cần thiết. Trong đó, cần tập trung vào việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân gắn với triển khai tốt các phong trào như: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; "Người tốt, việc tốt"; duy trì nền nếp công tác vệ sinh tại các tuyến đường, tuyến phố; xây dựng các mô hình tuyến phố tự quản "sáng - xanh - sạch - đẹp"; xây dựng các tuyến đường đạt chuẩn văn minh đô thị; phát huy vai trò giám sát cộng đồng của địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và của địa phương; phổ biến tuyên truyền nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong thực hiện trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn phường. Đồng thời, thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực xây dựng; tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường; thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn truyền thống phù hợp với đời sống hiện đại… Tất cả các mô hình, điển hình "Dân vận khéo" phải hướng đến mục tiêu nếp sống văn minh đô thị thực sự "tỏa rộng, thấm sâu" trong cộng đồng. Mặt khác, để "Dân vận khéo" trong xây dựng đô thị văn minh trở thành việc làm thường xuyên, đạt hiệu quả hơn nữa, Ban Chấp hành hội các cấp cần thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị tham gia; chính quyền tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, nguồn lực cho các phong trào thi đua. /.

Nguyễn Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hải Thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

AdminDuongKinh
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0